GÀ CHỌI THÁI NỔI TIẾNG VỚI LỐI CHẠY KIỆU AI NHÌN CŨNG MÊ

Gà chọi Thái có giá thành khá cao trong các giống gà chọi, mặc dù xét về thể lực, đòn lối, ngoại hình,… nó không có sự cách biệt là bao. Tại sao lại như vậy? Làm thế nào để nhận biết gà chọi Thái? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

TÌM HIỂU VỀ GÀ CHỌI THÁI

Gà chọi Thái là giống gà thuần chủng của người Thái Lan, đã xuất hiện từ rất lâu trước đó. Vào năm 2009, giống gà này mới được Hiệp hội tiêu chuẩn gia cầm Anh công nhận. Đây cũng là một trong những bước tiến vượt trội giúp gà Thái khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Thêm vào đó, Thái Lan cũng là một trong những quốc gia hợp pháp hóa hình thức chọi gà – cá độ, nên giống gà này càng được đầu tư, phát triển.
Gà Chọi Thái Nổi Tiếng Với Lối Chạy Kiệu Ai Nhìn Cũng Mê

Hiện tại giá gà chọi Thái có thể lên đến 1 triệu baht, mỗi con gà đều có giấy chứng nhận (hay giấy khai sinh riêng) với mã số và đặc điểm nhận biết nhất định, nhằm hạn chế tình trạng “treo đầu dê bán thịt chó”, chất lượng không đảm bảo.
Gà đá ở Thái Lan phổ biến đến mức bạn dễ dàng nhận thấy trước cửa nhà dân, có ít nhất 1 đến vài chú gà chọi được nuôi nhốt.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT GÀ CHỌI THÁI

Gà chọi Thái có vẻ ngoài đặc trưng, rất dễ nhận biết chỉ qua vài “dị dạng”, chẳng hạn như:
– Chúng sở hữu bộ lông dài bóng mượt. Màu sắc lông chủ yếu là đen đỏ, đôi khi sẽ pha lẫn một số màu sắc khác.
– Cơ thể thon gọn, các bộ phận rõ ràng, cấu trúc đùi rắn chắc, chân thanh mảnh, cựa và vảy gà đều rất đẹp.
– Mồng gà khá nhỏ, màu sắc đỏ thẫm đẹp mắt. Lông cổ dày, rũ xuống tạo thành chiếc khiên bảo vệ chúng khi chiến đấu.
– Trọng lượng phổ biến của gà chọi Thái là 2.5 – 2.8kg. Đây cũng là thể trạng tốt nhất khi chơi gà, rất dễ ghép chạng. Gà quá ốm hay quá mập đều sẽ ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình thi đấu.
Gà Chọi Thái Nổi Tiếng Với Lối Chạy Kiệu Ai Nhìn Cũng Mê

ĐÁNH GIÁ ĐÒN LỐI, KỸ NĂNG CỦA GÀ CHỌI THÁI

Đều là hầu hết các kê sư quan tâm đó là gà chọi Thái đá có hay không? Chúng sở hữu kỹ năng ấn tượng nào?
Theo đánh giá thì gà chọi Thái nổi tiếng với kỹ năng né và tránh đòn hiệu quả. Nhờ cấu trúc đầu cổ nhỏ, hoạt động linh hoạt, đôi mắt tinh anh nhìn rõ các đòn đánh từ phía đối thủ. Thêm vào đó với hệ thống chân dài, thanh mảnh, kết hợp với quá trình nuôi dưỡng có lực, chúng hoàn toàn có thể hạ bệ đối phương chỉ trong vòng 1 cú đá.
Một trong những kỹ năng – đòn lối khá phổ biến của gà chọi Thái có lẽ là đòn chạy kiệu. Những con gà chiến sở hữu đòn đánh này thường được xếp vào hàng sát kê. Cụ thể sau khi nhập cuộc, chúng chỉ nhấp vài chân rồi bắt đầu bỏ chạy. Theo quán tính, đối thủ sẽ dí theo sau, nhưng khi chạy được vài chân chúng bắt đầu quay người trở lại tấn công đối phương, khiến chiến kê còn lại không kịp “trở tay”.
Gà Chọi Thái Nổi Tiếng Với Lối Chạy Kiệu Ai Nhìn Cũng Mê

Tuy nhiên một số kê sư không đánh giá cao đòn lối này, vì trong các sới gà có quy định rõ, gà bỏ chạy sẽ tính thua (chẳng hạn như chạy quá 3 phút, 5 phút,… thì xử thua). Mà trong lối đá chạy kiệu, rất khó để xác định chúng sẽ chạy bao nhiêu phút rồi quay lại tấn công.

CÓ NÊN NUÔI GÀ CHỌI THÁI KHÔNG? VÌ SAO GIÁ BÁN GÀ THÁI CAO HƠN GÀ VIỆT?

Đối với vấn đề “Có nên nuôi gà chọi Thái không?” thì còn tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi kê sư. Nhìn chung, gà Thái vẫn được đánh giá rất cao về kỹ năng và đòn lối, vậy nên nếu bạn đang tập tành chơi gà thì đây sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời.
Một vài kê sư nuôi gà nhận xét rằng chất lượng của gà Việt và gà Thái không chênh lệch quá lớn. Thế nhưng giá bán gà chọi Thái thường cao hơn rất nhiều so với gà trong nước. Nguyên nhân là bởi giống gà này được Hiệp hội công nhận, mỗi một chú gà Thái đều được tuyển chọn giống và chất lượng kỹ lưỡng, chúng có “giấy tờ tùy thân” để chứng thực chất lượng của mình. Hay nói dễ hiểu thì gà chọi Thái bán được giá vì nó là “hàng thương hiệu”.
Ngược lại với gà Việt, mặc dù đa dạng về chủng loại, nhiều giống gà nổi trội nhờ kỹ năng, đòn lối,… nhưng giá bán vô hình chung vẫn thấp hơn so với gà Thái là vì ngành đá gà không phát triển trong nước, thậm chí là bị cấm.
Một lưu ý khi nuôi gà chọi Thái đó là không cắt tỉa lông hay om bóp. Vì gà Thái thường được sử dụng trong hình thức đá gà cựa sắt, bộ lông của chúng được ví như “áo giáp” bảo vệ cơ thể chúng trước những đòn tấn công từ đối thủ. Việc cắt tỉa lông sẽ khiến chúng dễ bị thương hơn khi xung trận.

NUÔI GÀ CHỌI THÁI CÓ KHÓ KHÔNG? HƯỚNG DẪN CÁCH NUÔI GÀ ĐÚNG CHUẨN

Quá trình nuôi gà chọi Thái tương đối đơn giản, hay nói đúng hơn là gần giống với cách nuôi gà Việt. Sức khỏe của chúng cũng tương đối tốt, khí hậu của hai nước không có sự khác biệt quá nhiều nên chúng dễ dàng thích ứng trong môi trường mới.
Gà Chọi Thái Nổi Tiếng Với Lối Chạy Kiệu Ai Nhìn Cũng Mê

Khi nuôi gà chọi Thái cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, không gian chăm sóc và phương pháp luyện tập. Theo đó:
– Chế độ dinh dưỡng: Thức ăn chính sẽ có thóc/ lúa (ngâm qua nước trước khi cho gà ăn để dễ tiêu hóa), rau xanh (cho ăn càng nhiều càng tốt) và các loại mồi tươi để tăng xung cũng như giúp gà tới pin như sâu superworm, dế, thịt bò, lươn, cá chép,…. Ngoài ra cần bổ sung thêm vitamin, chất điện giải, khoáng chất và các phụ gia như tỏi, gừng,…
– Không gian chăm sóc: Nên nuôi gà đá tách biệt mỗi con/ chuồng, đều này sẽ giúp gà hung hăng hơn, hạn chế được tình trạng lây nhiễm bệnh khi bùng phát.
– Chế độ luyện tập: Ưu tiên các bài tập tăng sức mạnh và sự dẻo dai như chạy chuồng, chạy lồng, quần sương dãi nắng, chuồng bay, đeo tạ chân gà,…

KẾT LUẬN

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi tổng hợp ở trên đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về gà chọi Thái cũng như cách nuôi dưỡng, chăm sóc.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CHAT TELE