Trong suốt vòng đời của chiến kê không thể tránh khỏi những lần bị bệnh. Vì vậy các sư kê cần trang bị cho mình những kiến thức tốt nhất để phòng và điều trị bệnh cho gà, nhằm giảm thiểu thiệt hại cao nhất. Cùng tham khảo ngay bài tổng hợp các bệnh thường gặp ở gà và cách trị trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
Các bệnh thường gặp ở gà chọi
1. Bệnh ủ rũ
Bệnh ủ rũ ở gà thường xuất hiện ở giai đoạn từ 1 – 4 tháng tuổi, gà trưởng thành cũng có thể mắc bệnh và nhất là khi thời tiết giao mùa. Bệnh này do virus Newcastle gây nên, một số dấu hiệu nhất biết có thể kể đến như: gà ủ rũ, gật gù, bỏ ăn,… Đối với những con bị nặng thậm chí có thể té ngã khi di chuyển và chết ngay tức thì.
Để trị bệnh ủ rũ ở gà, các sư kê nên bổ sung vitamin B, C và các khoảng chất. Ưu điểm của chúng là giúp đào thải chất độc ra khỏi cơ thể chiến kê nhanh hơn. Một số loại kháng sinh mà bạn có thể dùng như Genta-costrim, Colidox-plus,.. Nhớ đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
2. Bệnh đầu đen
Bệnh đầu đen ở gà ban đầu không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa. Mà gà đá bị hư mắt thì đâu có “làm ăn gì được”, đúng không nào?
Theo các chuyên gia cho biết bệnh đầu đen ở gà do ký sinh trùng Histomonas Meleagridis gây ra. Một số biểu hiện dễ nhận biết nhất có đó là đầu xuất hiện các vết chấm đen, đi tiêu chảy phân trắng vàng – đôi khi có lẫn máu, gà chán ăn – lâu dần chuyển sang suy,…
Để phòng bệnh đầu đen ở gà, các sư kê cần đảm bảo trại chăn nuôi phải đúng tiêu chuẩn, vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên thay đổi cát, rơm rạ trong chuồng, phủ thêm bột vôi để ngăn chặn ký sinh trùng.
Đối với bệnh đầu đen ở gà có thể sử dụng metronidazole, dimetridazole, ronidazole, ipronidazole,… Hòa lẫn thuốc vào thức ăn hoặc nước uống để gà sử dụng, bệnh nhẹ thì cho uống 3 ngày, nặng thì 5 ngày. Bệnh sẽ từ từ khỏi. Lưu ý không dùng tay loại bỏ những vết đầu đen, rất dễ làm chảy máu, viêm,…
3. Bệnh thương hàn
Tin chắc rằng sư kê nào đã và đang nuôi gà đá sẽ ít nhất một lần gặp phải bệnh này. Bệnh thương hàn do vi khuẩn Salmonella gây nên. Một số biểu hiện dễ nhận biết như gà khô chân, ủ rũ, biếng ăn,… Riêng với gà mái thì tỷ lệ đẻ sẽ suy giảm, đẻ trứng non nhiều.
Để phòng bệnh thương hàn ở gà cần vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên, thay nước uống và thức ăn liên tục, đừng để dồn cho ăn một lần. Bên cạnh đó nên bổ sung thêm mega men cho gà sử dụng.
Cách điều trị bệnh thương hàn tốt nhất là dùng vitamin, chất điện giải Amilyte hoặc Unisol,..
Riêng với bệnh này tỷ lệ lây nhiễm rất lớn, do đó các sư kê khi phát hiện bệnh nên điều trị một cách nhanh nhất, từ con có triệu chứng đến không có triệu chứng. Nhất là với những sư kê nuôi theo đàn, thả lang.
4. Bệnh Marek
Tỷ lệ thương vong đối với bệnh Marek ở gà là từ 80% – 99% nếu không được điều trị kịp thời. Khi mắc bệnh chủ yếu tập trung vào phần nội tạng như gan, phổi, ruột, lá lách,… nhẹ thì gây mù lòa, liệt chân, nặng thì chết.
Marek là một trong các bệnh thường gặp ở gà chọi, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vậy nên các sư kê cần tiêm phòng vắc xin cho gà khi còn nhỏ và vệ sinh chuồng nuôi thường xuyên, nuôi theo kiểu tách riêng từng con để hạn chế nguy cơ lây lan nếu mắc bệnh.
Phía trên là tổng hợp các bệnh thường gặp ở gà chọi, hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên bạn đọc đã có thêm những kiến thức hữu ích để nuôi gà chiến.